Tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Phan Thị Hằng Nga1, Trương Huỳnh Mỹ Duyên2, Hồ Thị Hạnh Nguyền2, Vũ Hà Ngọc Huyền1, Võ Triều Vi1, Trần Ngọc Huân1
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing
2 Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của bài viết là phân tích tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ 02 nguồn gồm báo cáo tài chính được kiểm toán và khảo sát mức độ chuyển đổi số thực tế tại các doanh nghiệp tư nhân có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán giai đoạn 2018-2022. Đo lường hiệu quả kinh doanh thông qua chỉ tiêu ROE, đo lường chuyển đổi số thông qua 7 thành phần (Chiến lượng công ty, Trải nghiệm khách hàng, Chuỗi cung ứng, Nghiệp vụ quản lý, Hệ thống quản trị dữ liệu, Quản lý rủi ro, Con người và tổ chức). Dựa trên kết quả khảo sát, tổng hợp mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp từ mức 0 đến mức 5. Kết quả ước lượng mô hình FGLS cho thấy, chuyển đổi số tác động âm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ tác động của từng thành phần chuyển đổi số đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân cũng khác nhau. Mặt khác, hồi quy các thành phần của chuyển đổi số cho thấy, sự tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả kin doanh chưa rõ ràng. Kết quả này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, vì đây là giai đoạn các doanh nghiệp bắt đầu hình thành chuyển đổi số, phải đầu tư vốn lớn, chưa có kinh nghiệm nên chưa thấy được hiệu quả của đầu tư cho chuyển đổi số. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm đề xuất các hàm ý để chuyển đổi số mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Babalola, Y. A. (2013). The effect of firm size on firms profitability in Nigeria. Journal of Economics and Sustainable Development, 4(5), 90-94.
Barney, J. (1991). Firm Resources and Sustained Competitive Advantage. Journal of Management, 17(1), 99–120.
Beck, N., & Katz, J. N. (1995). What to do (và not to do) with time-series cross-section data. American Political Science Review, 89(3), 634-647.
Chử Bá Quyết (2021). Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 233, 57-70.
Dierickx, I., & Cool, K. (1989). Asset Stock Accumulation and Sustainability of Competitive Advantage. Management Science, 35(12), 1504–1511. https://doi.org/10.1287/mnsc.35.12.1504
Doğan, M. (2013). Does firm size affect the firm profitability? Evidence from Turkey. Research Journal of Finance and Accounting, 4(4), 53-59.
Foss, K. (1996). Transaction costs and technological development: the case of the Danish fruit and vegetable industry. Research Policy, 25(4), 531-547. https://doi.org/10.1016/0048-7333(95)00848-9
Guo, L., & Xu, L. (2021). The Effects of Digital Transformation on Firm Performance: Evidence from China’s Manufacturing Sector. Sustainability, 13(22), 12844. https://doi.org/10.3390/su132212844
Hoa, N. T. X., & Tuyen, N. T. (2021). A model for assessing the digital transformation readiness for Vietnamese SMEs. Journal of Eastern European and Central Asian Research (JEECAR), 8(4), 541–555. https://doi.org/10.15549/jeecar.v8i4.848
Hoechle, D. (2007). Robust stvàard errors for panel regressions with cross-sectional dependence. The Stata Journal, 7(3), 281-312
Jardak, M. K., & Ben Hamad, S. (2022). The effect of digital transformation on firm performance: evidence from Swedish listed companies. The Journal of Risk Finance, 23(4), 329-348. https://doi.org/10.1108/jrf-12-2021-0199
Liu, D., Xu, C., Yu, Y., Rong, K., & Zhang, J. (2020). Economic growth target, distortion of public expenditure and business cycle in China. China Economic Review, 63(C). https://doi.org/10.1016/j.chieco.2019-.101373
Mubarak, M. F., Shaikh, F. A., Mubarik, M., Samo, K. A., & Mastoi, S. (2019). The impact of digital transformation on business performance: A study of Pakistani SMEs. Engineering Technology & Applied Science Research, 9(6), 5056-5061.
Nguyễn Thị Mai Hương và Bùi Thị Sen (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thực hiện chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Hà Nội, 226(18), 347-355.
Nwankpa, J., & Roumani, Y. (2016). IT Capability and Digital Transformation: A Firm Performance Perspective Completed Research Paper (p. 1). https://core.ac.uk/download/pdf/301370499.pdf
Onaolapo, A.A., & Kajola, S.O. (2010). Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Nigeria. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 25, 70-82.
Penrose, E. T. (1959). Theory of the growth of the firm. Oxford, UK: Oxford University Press
Prahalad, C.K., & Hamel, G. (1990). The Core Competence of the Corporation. Harvard Business Review, 68(3) 79-91.
Ren, Y., Li, B., & Liang, D. (2023). Impact of digital transformation on renewable energy companies’ performance: Evidence from China. Frontiers in Environmental Science, 10, 2702. https://doi.org/10.3389/fenvs.2022.1105686
Wernerfelt, B. (1984). A resource-based view of the firm. Strategic Management Journal, 5(2), 171–180. https://doi.org/10.1002/smj.4250050207
Wernerfelt, B. (1995). The resource-based view of the firm: Ten years after. Strategic Management Journal, 16(3), 171–174. https://doi.org/10.1002/smj.4250160303
Wooldridge, J. M. (2010). Econometric analysis of cross-section and panel data. MIT Press.
Zeitun & Tian (2007), “Capital structure and corporate performance: Evidence from Jordan”, Australasian Accounting Business and Finance Journal, 1(4), 40-61.
Zhang, T., Shi, Z. Z., Shi, Y. R., & Chen, N. J. (2022). Enterprise digital transformation and production efficiency: Mechanism analysis and empirical research. Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 35(1), 2781-2792. https://doi.org/10.1080/1331677x.2021.1980731

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả