Xác định nhu cầu nhân lực quan hệ công chúng trình độ đại học của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Xuân Trường1, Nguyễn Nam Phong 1, Nguyễn Đông Triều1, Nguyễn Thị Thúy 1
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quan hệ công chúng (PR) và nhu cầu nhân lực PR đang nhận được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng, của thí sinh trước khi chọn ngành học và của xã hội. Để xác định được nhu cầu PR, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả định tính và định lượng. Nghiên cứu đã thu thập 100 bảng thông tin tuyển dụng, phỏng vấn sâu 15 chuyên gia và khảo sát 228 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu số lượng nhân lực PR đang tăng từ 2016 đến 2025 và dự báo tiếp tục tăng trong giai đoạn 2025 – 2030. Đường xu hướng nhu cầu số lượng nhân lực PR có dạng y = –1.178x2 + 32.067x + 21.283. Nhu cầu về chất lượng nhân lực PR của các doanh nghiệp được xác định bởi 5 nhân tố: năng lực chuyên môn, năng lực cá thể, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực thái độ, với 23 thang đo. Kết quả này góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc xác định nhu cầu nhân lực về số lượng và chất lượng, đồng thời giúp các cơ sở đào tạo có định hướng trong việc mở ngành, xác định chỉ tiêu, xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Armstrong, J. S. (2001). Role playing: A method to forecast decisions. In Principles of forecasting,15-30. Springer, Boston, MA.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (2019). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê.
Chenicheri Sid. Nair và Mahsood Shah (2011). Employer satisfaction of university graduates: Key capabilities in early career graduate. Teaching and Learning Forum, 1-10.
Chính phủ (2011). Bản thuyết minh chi tiết và báo cáo đánh giá tác động (Kèm theo Tờ trình số 159/TTr-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ về luật quảng cáo. Truy cập ngày 12/12/2019 tại http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_ Detail.aspx?ItemID=319&TabIndex=2&TaiLieuID=228.
Cortina, J. M. (1993). What is coefficient alpha? An examination of theory and applications. Journal of applied psychology, 78(1), 98.
Dilenschneider, R. L. (2010). The AMA handbook of public relations. AMACOM Div American Mgmt Assn.
Doan, M. A., & Bilowol, J. (2014). Vietnamese public relations practitioners: Perceptions of an emerging field. Public Relations Review, 40(3), 483-491.
Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C. (1998). Multivariate Data Analysis Prentice Hall. Upper Saddle River, NJ, 730.
Hallin, D. C. (1992). The passing of the “high modernism” of American journalism. Journal of Communication, 42(3), 14-25.
Harlow, R. F. (1976). Building a public relations definition. Public relations review, 2(4), 34-42. Kaiser, H. F. (1970). A second generation little jiffy. Psychometrika, 35(4), 401-415.
Laewshe, C. H. (1975). A quantitative approach to content validity. Personnel Psychology, 28, 13.
L’Etang, J. (2004). Public relations in Britain: A history of professional practice in the twentieth century. Routledge.
Lunenburg, F. C. (2012). Human resource planning: forecasting demand and supply. International journal of management, business, and administration, 15(1), 1-10.
Murray, S., & Robinson, H. (2001). Graduates into sales–employer, student and university perspec- tives. Education+Training, 43(3), 139-144.https://doi.org/10.1108/EUM0000000005459
Nguyen, T. T. (2014). Exploring Media Practices in Vietnam. Doctoral dissertation, University of Oklahoma.
Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển (2015). Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nhóm nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 31(2), 1-14.
Nunnally, J. C. (1978). Psychometric theory 2nd. Mcgraw-hill. Hillsdale, NJ, 416.
Philip J. Kitchen (1997). Public relations: Principles and practice. Cengage Learning EMEA. Sriramesh, K., & Vercic, D. (Eds.) (2009). The global public relations handbook: Theory, research,
and practice (Expanded and revised edition). Routledge.
Theaker, A. (2016). The public relations handbook. Routledge.
Trần Thị Phương Nam (2014). Cơ sở của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, 146-147.
Trương, Q.D. and Metzger, C. (2007). Quality of business graduates in Vietnam institutions: multiple perspective. Journal of Management Developmen, 26(7), 629-643.
Wilcox, D. L., Cameron, G. T, & Reber, B. H. (2014). Public relations: Strategies and tactics. 11th edition. Pearson.
Yamate, T. (1973). Statistics: an introductory analysis-3. Harper & Row.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả