Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các kho thông quan nội địa khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thanh Hùng1
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cuộc cách mạng container đã làm nổi bật vai trò của các kho thông quan nội địa (ICDs, viết tắt của Inland Clearance Depots) trong việc điều phối vận chuyển hiệu quả. Ngày nay, các container dần đi sâu hơn vào nội địa đã buộc các cảng biển phụ thuộc vào ICDs để xác định sức cạnh tranh của mình cũng như cung cấp một cơ chế giá cước vận chuyển cạnh tranh cho các khách hàng. Hoạt động của ICDs cần được cải thiện để theo kịp sự năng động của thương mại hàng hải, đáp ứng tốt nhu cầu của các bên trong hệ thống cảng container và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của các cảng biển. Mục tiêu của bài viết này nhằm cải thiện vị thế của ICDs bằng việc xác định các nhân tố nâng cao lợi thế cạnh tranh của ICDs khu vực TP. Hồ Chí Minh. Bài viết sử dụng phương pháp định lượng với việc xây dựng mô hình kiểm định bốn biến độc lập. Mẫu khảo sát được thu thập từ 213 doanh nghiệp có sử dụng ICDs khu vực TP. Hồ Chí Minh. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 24. Thông qua nghiên cứu, kết luận rằng có bốn nhân tố, gồm: năng lực kết nối hạ tầng vận tải, năng lực vận hành hàng hoá container, năng lực hợp tác với các bên thuộc chuỗi cung ứng vận tải và năng lực cải tiến các yếu tố khác, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của các ICD. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số hàm ý quản trị đối với ICDs khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Adolf, A. K. Ng., & Ismail, B. C. (2012. Locational characteristics of dry ports in developing economies: some lessons from Northern India. Regional Studies, 46(6), 757-773.
Beresford, A., & Dubey, R. (1990). Handbook on the management and operation of the dry ports. UNCTAD, RDP/LDC.
Bhushan, N., & Rai, K. (2004). Strategic Decision Making: Applying the Analytic Hierarchy Process. Springer Science & Business Media.
Dooms, M., & Macharis, C. (2003, August). A framework for sustainable port planning in inland ports: a multistakeholder approach. In ERSA conference papers (No. ersa03p201). European Regional Science Association.
Economic Commission for Europe (2001). Terminology on combined transport. Newyork and Geneva: United Nations Economic Commission for Europe.
Freeman, R. E. (2010). Strategic Management: A Stakeholder Approach. Cambridge University Press..
Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., & Anderson, R.E. (2010). Multivariate Data Analysis. 7th Edition, Pearson, New York.
Lam, C. N., & Notteboom, T. (2016). A Multi-Criteria Approach to Dry Port Location in Developing Economies with Application to Vietnam. The Asian Journal of Shipping and Logistics, 32(1), 23-32.
Lee, P. T. W., & Cullinane, K. (Eds.). (2016). Dynamic shipping and port development in the globalized economy. Palgrave Macmillan.
Kapros, S., Panou, K., & Tsamboulas, D. A. (2005). Multicriteria approach to the evaluation of intermodal freight villages. Transportation Research Record, 1906(1), 56-63.
Klink, H.A. Optimisation of land access to sea ports. In Proceedings of the Land Access to Sea Ports. European Conference of Ministers of Transport, Rotterdam, The Netherlands, 25–28 June 2007; pp. 10–17.
Notteboom, T., & Rodrigue, J. P. (2005). Port regionalization: towards a new phase in port development. Maritime Policy and Management, 32, 297-313.
Notteboom, T., & Rodrigue, J. P. (2009). Inland terminals within north American and European supply chains. Transportation and communications bulletin for Asia and the Pacific, 78, 1-39.
Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
Núñez, S. A., Cancelas, N. G., & Orive, A. C. (2013, September). Quality evaluation of Spanish Dry Ports location based on DELPHI methodology and Multicriteria Analysis. In Electronic International Interdisciplinary Conference (pp. 502-508).
Porter, M. E. (2021). Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. The Free Press, New York.
Roso V. (2005). The dry port concept application in Sweden. Logistics Research Network, 12, 379-382.
Roso, V., Woxenius, J., & Lumsden, K. (2009). The dry port concept: connecting container seaports with the hinterland. Journal of Transport Geography, 17, 338-345.
Veenstra, A., Zuidwijk, R., & Van Asperen, E. (2012). The extended gate concept for container terminals: Expanding the notion of dry ports. Maritime Economics & Logistics, 14(1), 14-32.
VLA (2020). Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì thiếu container. https://enternews.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-gap-kho-vi-thieu-container-rong-186406.html.
Wilmsmeier, G., Minios, J., & Lambert, B. (2011). The directional development of intermodal freight corridors in relation to inland terminal. Journal of Transport Geography, 19(6), 1379-1386.