Đặc điểm của giám đốc điều hành ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam qua các giai đoạn của vòng đời công ty

Phạm Đức Huy1
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo này sử dụng dữ liệu của 327 công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012-2018. Đồng thời, kế thừa phương pháp phân loại vòng đời doanh nghiệp của Anthony và Ramesh (1992), tác giả phân loại dữ liệu các công ty thành các nhóm trong các giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp, bao gồm: giai đoạn tăng trưởng (476 quan sát), giai đoạn trưởng thành (1373 quan sát) và giai đoạn suy thoái (440 quan sát). Kết quả nghiên cứu của bài báo này cho thấy các đặc điểm của giám đốc điều hành tác động khác nhau và có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này nhằm hỗ trợ các nhà quản lý, đặc biệt là Hội đồng quản trị có thêm thông tin về các tiêu chí của Tổng giám đốc để lựa chọn nhà quản lý cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác điều hành doanh nghiệp, chẳng hạn như kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, điều này ngụ ý rằng hai vị trí này cần phải lựa chọn đúng người đúng việc. Thêm vào đó, các yếu tố học vấn, giới tính nữ, tuổi đời của Tổng giám đốc cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do đó các yếu tố này cũng cần được quan tâm và xem xét một cách cẩn thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Adams, R. B., & Ferreira, D. (2007). A theory of friendly boards. The Journal of Finance, 62(1), 217–250.
Anthony, J. H., & Ramesh, K. (1992). Association between accounting performance measures and stock prices. A test of the life cycle hypothesis. Journal of Accounting and Economics, 15(2–3), 203–227.
Baker, M., & Wurgler, J. (2002). Market timing and capital structure. The Journal of Finance, 57(1), 1-32.
Becker, G. S. (1975). Investment in human capital: effects on earnings. In Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education, Second Edition (pp. 13–44). NBER.
Bhagat, S., & Bolton, B. (2008). Corporate governance and firm performance. Journal of Corporate Finance, 14(3), 257–273.
Bhagat, S., & Bolton, B. (2009). Corporate Governance and Firm Performance: Recent Evidence. Available from (Accessed 26.06. 2009).
Cheng, L. T., Chan, R. Y., & Leung, T. Y. (2010). Management demography and corporate performance: Evidence from China. International Business Review, 19(3), 261-275.
Davis, J. H., Schoorman, F. D., & Donaldson, L. (1997). Toward a stewardship theory of management. Academy of Management Review, 22, 20-47.
Donaldson, L., & Davis, J. H. (1991). Stewardship theory or agency theory: CEO governance and shareholder returns. Australian Journal of Management, 16(1), 49–64.
Fairlie, R. W., & Robb, A. M. (2009). Gender differences in business performance: Evidence from the characteristics of business owners survey. Small Business Economics, 33(4), 375-395.
Filatotchev, I., Toms, S., & Wright, M. (2006). The firm’s strategic dynamics and corporate governance life‐cycle. International Journal of Managerial Finance, 2(4), 256–279.
Guillet, B. D., Seo, K., Kucukusta, D., & Lee, S. (2013). CEO duality and firm performance in the U.S. restaurant industry: Moderating role of restaurant type. International Journal of Hospitality Management, 33, 339-346..
Gujarati, D. N. (2004). Basic Econometrics, 4th Edition. NY: Tata McGraw-Hill.
Gul, F. A., & Leung, S. (2004). Board leadership, outside directors’ expertise and voluntary corporate disclosures. Journal of Accounting and Public Policy, 23(5), 351–379.
Hambrick, D. C., & Mason, P. A. (1984). Upper echelons: The organization as a reflection of its top managers. Academy of Management Review, 9(2), 193–206.
Harjoto, M. A., & Jo, H. (2009). CEO power and firm performance: A test of the life-cycle theory. Asia-Pacific Journal of Financial Studies, 38(1), 35-66.
Ho, S. S. M., Yuansha, A., Tam, K., & Zhang, F. (2014). CEO gender, ethical leadership, and accounting conservatism. Journal of Business Ethics, 127(2), 351-370.
Hsu, C., Kuo, L., & Chang, B. G. (2013). Gender Difference in Profit Performance—Evidence from the Owners of Small Public Accounting Practices in Taiwan. Asian Journal of Finance & Accounting, 5(1), 140.
Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Thuận (2021), Tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: nghiên cứu thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Tài chính - Marketing 62(4), 2-17
Jalbert, T. (2002). Does School Matter ? An Empirical Analysis of CEO Education , Compensation , and Firm Performance. International Business and Economics Research Journal, 1(1), 83-98.
Jensen, M. C., & Meckling, W. H. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360
Li, F., & Srinivasan, S. (2011). Corporate governance when founders are directors. Journal of Financial Economics, 102(2), 454-469..
Li, Y., & Zhang, X. T. (2018). How Does Firm Life Cycle Affect Board Structure? Evidence from China’s Listed Privately Owned Enterprises. Management and Organization Review, 14(2), 305–341.
Liang, C.-J., Lin, Y.-L., & Huang, T.-T. (2011). Does Endogenously Determined Ownership Matter on Performance? Dynamic Evidence from the Emerging Taiwan Market. Emerging Markets Finance and Trade, 47(6), 120–133.
Miller, D., & Friesen, P. H. (1984). A Longitudinal Study of the Corporate Life Cycle. Management Science, 30(10), 1161–1183.
Muth, M., & Donaldson, L. (1998). Stewardship theory and board structure: A contingency approach. Corporate Governance: An International Review, 6(1), 5–28.
Phạm Quốc Việt và cộng sự (2019). Vai trò của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp tăng trưởng nhanh. Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing, 53.
Phan Bùi Gia Thủy, Trần Đức Tài, & Trần Thị Tú Anh (2017) Ảnh hưởng của đặc điểm tổng giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động DN. Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, 12(2);
Quinn, R. E., & Cameron, K. (1983). Organizational Life Cycles and Shifting Criteria of Effectiveness: Some Preliminary Evidence. Management Science, 29(1), 33–51.
Rechner, P. L., & Dalton, D. R. (1991). CEO duality and organizational performance: A longitudinal analysis. Strategic Management Journal, 12(2), 155–160.
Shyu, J., & Chen, Y.-L. (2009). Diversification, Performance, and the Corporate Life Cycle. Emerging Markets Finance and Trade, 45(6), 57–68.
Smith, N., Smith, V., & Verner, M. (2006). Do women in top management affect firm performance? A panel study of 2,500 Danish firms. International Journal of Productivity and Performance Management.
Tate, G., & Yang, L. (2015). Female leadership and gender equity: Evidence from plant closure. Journal of Financial Economics, 117(1), 77-97
Wernerfelt, B. (1984). A resource‐based view of the firm. Strategic Management Journal, 5(2), 171-180.
Yang, T., & Zhao, S. (2014). CEO duality and firm performance: Evidence from an exogenous shock to the competitive environment. Journal of Banking and Finance, 49, 534-552.