Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines của khách hàng cá nhân

Huỳnh Sơn Long1, Phạm Ngọc Dưỡng1
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines của khách hàng cá nhân tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu, và nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp Cronbach’s Alpha, EFA, T-test, ANOVA, hồi quy tuyến tính bội.


Nghiên cứu định lượng thực hiện dựa trên khảo sát 250 khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines, sau đó dùng phần mềm SPSS 22 để phân tích. Kết quả cho thấy có 6 yếu tố độc lập đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Vietnam Airlines của khách hàng cá nhân: Năng lực phục vụ (PV), Khả năng đáp ứng (DU), Giá cả (GC), Tiện ích hữu hình (TI), Độ tin cậy (TC), Sự thân thiện (TT). Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các yếu tố này nhằm thu hút khách hàng cá nhân lựa chọn hãng hàng không Vietnam Airlines để di chuyển.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
Kotler, P., 2005. Marketing căn bản. Biên dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.
Dương Cao Thái Nguyên, Nguyễn Hải Quang và Chu Hoàng Hà, 2014. Giáo trình quản trị hãng hàng không. NXB Khoa học và kỹ thuật – HCM.
Nguyễn Duy Thanh, 2014. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa của Hãng hàng không Jetstar Pacific Airline. Bài nghiên cứu Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Như Thủy, 2016. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn hãng hàng không Vietjet Air của hành khách. Bài nghiên cứu Thạc sĩ Trường Đại học Nha Trang.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê, Hà Nội.
Tiếng Anh
Ajzen, I, 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decission Processes 50, 179-211.
Bauer R. A., 1960. Consumer Behavior As Risk Taking, In D. Cox (ed.). Risk Taking and Information Handling in Consumer Behavior, Harvard University Press.
Fred Davis, 1989. Perceived usefulness, perceived ease of use and user acceptance of information technology.
MIS Quarterly 13 (3), 319-340.
Grace and O’Cass, 2003. An exploratory perspective of service brand associations. Journal of Services Marketing 17(5) September 2003. DOI: 10.1108/08876040310486267.
Hair, J., 2006. Multivariate Data Analysis. 6th Edition. Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River.
Keith Roberts, 2012. Key Factors and Trends in Transportation Mode and Carrier Selection. The Journal of Undergraduate Research at the University of Tennessee, Vol. 4 Issue 1 (Fall 2012). University of Tennessee, Knoxville.
N. Gregory Mankiw, 2006. Principles of Economics. 4th Edition. South-Western College Pub. ISBN 0324224729.
Parasuraman, 1988. SERVQUAL: A multiple- Item Scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Retailing in January 1988.
Sundarraj & Manochehri, 2011. Application of an Extended TAM Model for Online Banking Adoption: A Study at a Gulf-region University. Information Resources Management Journal (IRMJ), 2011, vol. 24, issue 1, 1-13.
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S., 2007. Using Multivariate Statistics (5th ed). New York Allyn and Bacon. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D., 2003. User acceptance of information technology:
Toward a unified view. MIS Quarterly, 27(3), 425-478.
Zeithaml, V.A., 1988. Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value: A Mean-End Model and Synthesis of Evidence. Journal of Marketing, July, Vol. 52 No. 3, pp. 2-22.