Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh: So sánh giữa doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

Lương Vinh Quốc Duy1, Nguyễn Khánh Duy1, Nguyễn Văn Viên1, Nguyễn Tấn Khuyên1, Nguyễn Trọng Hoài1, Đào Xuân Đức2, Nguyễn Thị Lan Hương2
1 Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2 Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA)

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bài báo này cung cấp một góc nhìn về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang hoạt động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) tại TP. Hồ Chí Minh. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi so sánh doanh nghiệp trong khu công nghiệp và doanh nghiệp bên ngoài khu công nghiệp dựa vào những chỉ tiêu sau: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản, tỷ lệ xuất khẩu ròng trên doanh thu thuần và tỷ lệ đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên doanh thu thuần. Dữ liệu phân tích được trích từ điều tra doanh nghiệp 2019 của Tổng cục Thống kê. Việc so sánh được tiến hành theo quy mô và ngành kinh tế cấp 2. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp cao hơn doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Aritenang, A.F. & Chandramidi, A.N. (2019). The Impact of Special Economic Zones and Government Intervention on Firm Productivity: The Case of Batam, Indonesia. Bulletin of Indonesian Economic Studies, 5(2), 225-249.
Davies, R. B., & Mazhikeyev, A. (2019). The impact of special economic zones on exporting behavior. Review of Economic Analysis, 11, 145-174.
Farole, T. & Akinci, G. (2011). Special Economic Zones Progress, Emerging Challenges, and Future Directions. World Bank.
Ibrahim, Y.M. & Kaka, A.P. (2007). The impact of diversification on the performance of UK construction firms. Journal of Financial Management of Property and Construction, 12(2), 73-86.
Pastusiak, R., Miszczyńska, K. & Krzeczewski, B. (2016). Does public offering improve company’s financial performance? The example of Poland. Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 29(1), 32-49.
Rodrigue, J-P. (2020). The Geography of Transport Systems. Routledge.
Rodríguez-Pose, A. & Hardy, D. (2014). Technology and Industrial Parks in Emerging Countries: Panacea or Pipedream?. Springer.
Saleman, Y., & Jordan, L. (2014). The implementation of industrial parks: some lessons learned in India (No. 6799). The World Bank.
Sargent. J. & Matthews, L. (2004). What happens when relative costs increase in export processing zones? Technology, regional production networks, and Mexico’s maquiladoras. World Development, 32(12), 2015-2030.
Sosnovskikh, S. (2017). Industrial clusters in Russia: The development of special economic zones and industrial parks. Russian Journal of Economics, 3(2), 174-199.
Walcott, S.M. (2020). Industrial Parks. In A., Kobayashi (Ed.) Encyclopedia of Human Geography. Elsevier.
Warr, P., & Menon, J. (2016). Cambodia's Special Economic Zones. Journal of Southeast Asian Economies (JSEAE), 33(3), 273-290.
Zeng, D. Z. (2012). China’s special economic zones and industrial clusters: Success and challenges. Lincoln Institute of Land Policy.