Tác động của quản trị công, tỷ giá và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển

Nguyễn Lâm Sơn1, Hồ Thủy Tiên2
1 Trường đại học quốc tế Hồng Bàng
2 Trường Đại học Tài chính – Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng mô hình GMM hệ thống (S-GMM) để đánh giá tác động của quản trị công, tỷ giá và chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại các 83 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2019. Dữ liệu được thu thập từ Ngân hàng thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chất lượng quản trị công và chính sách tài khóa tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, tỷ giá có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Hadj Fraj và cộng sự (2018), Montes và cộng sự (2019). Nguyên nhân chất lượng quản trị công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế là do chất lượng quản trị công ở các quốc gia đang phát triển còn ở mức thấp. Cụ thể, điểm số trung bình của các chỉ số quản trị công thành phần bao gồm: luật lệ, hiệu quả chính phủ, kiểm soát tham nhũng có số điểm khá thấp, lần lượt là -0,415; -0,363 -0,415 trong thang đo khoảng từ -2,5 đến +2,5. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng các quốc gia đang phát triển cần cải thiện chất lượng quản trị công, thực thi chính sách tỷ giá phù hợp để từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Anderson, T. W., & Hsiao, C. (1982). Formulation and estimation of dynamic models using panel data. Journal of econometrics, 18(1), 47-82.
Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of economic studies, 58(2), 277-297.
Baldacci, E., Hillman, A. L., & Kojo, N. C. (2004). Growth, governance, and fiscal policy transmission channels in low-income countries. European Journal of Political Economy, 20(3), 517-549.
Blundell, R., & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal of econometrics, 87(1), 115-143.
Everest-Phillips, M., & Sandall, R. (2009). Linking Business Tax Reform with Governance: How to Measure Success (No. 10572). The World Bank.
Hadj Fraj, S., Hamdaoui, M., & Maktouf, S. (2018). Governance and economic growth: The role of the exchange rate regime. International Economics, 156(C), 326-364.
Kaufmann, D., Kraay, A., & Mastruzzi, M. (2011). The Worldwide Governance Indicators: Methodology and Analytical Issues1. Hague journal on the rule of law, 3(2), 220-246.
Keynes, J.M.(1936). The General Theory of Employment, Interest and Money. Macmillan
Montes, G. C., & Paschoal, P. C. (2016). Corruption: what are the effects on government effectiveness? Empirical evidence considering developed and developing countries. Applied Economics Letters, 23(2), 146-150.
Montes, G., Bastos, J. C. A., & de Oliveira, A. J. (2019). Fiscal transparency, government effectiveness and government spending efficiency: Some international evidence based on panel data approach. Economic Modelling, 79(C), 211-225.
North, D. C.(1990). Institutional Change, and Economic Performance. New York: Cambridge University Press.
Poniatowicz, M., Dziemianowicz, R., & Kargol-Wasiluk, A. (2020). Good Governance and Institutional Quality of Public Sector: Theoretical and Empirical Implications. European Research Studies Journal, 23(2), 529-556.
Romelli, D., Terra, C., & Vasconcelos, E. (2018). Current account and real exchange rate changes: The impact of trade openness. European Economic Review, 105, 135-158.

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả