XÂY DỰNG THANG ĐO MỨC ĐỘ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM

Phan Thị Thúy Quỳnh1, Võ Văn Nhị1
1 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng ở Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây đã tạo áp lực lên không chỉ chính phủ trung ương mà cả chính quyền cấp tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công và quốc tế hóa nền công vụ. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều trong các báo cáo của chính quyền lẫn các bài báo nghiên cứu khoa học nhưng hầu hết chỉ ở góc độ định tính. Việc lượng hóa mức độ hội nhập quốc tế để kiểm tra sự tác động của nó trong mối quan hệ với các nhân tố khác đến các vấn đề cải cách quản trị hành chính công hiếm khi được thực hiện bởi những trở ngại trong việc đo lường, đặc biệt là ở cấp tỉnh. Vì vậy, mục tiêu của bài viết này là xây dựng một thang đo mức độ hội nhập quốc tế cho các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thông qua phương pháp phân tích thành phần chính (PCA), thang đo mức độ hội nhập quốc tế được tạo lập từ tám biến bao quát các khía cạnh quan trọng của hội nhập quốc tế (giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, số dự án FDI và số vốn FDI đăng ký còn hiệu lực, số người nhập cư và xuất cư, số khách du lịch và số thuê bao internet đăng ký). Thang đo này có giá trị hội tụ và mức độ giải thích cao. Kết quả nghiên cứu là một nguồn tham khảo có ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu định lượng khi muốn kiểm tra mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế với các vấn đề cải cách quản trị hành chính công hoặc các vấn đề khác ở phạm vi cấp tỉnh Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Adams, S. (2008). Globalization and income inequality: implications for intellectual property rights. Journal of Policy Modeling, 30, 725–735.
Andersen, T. M., & Herbertsson, T. (2003). Measuring Globalization (No. 817). Institute of Labor Economics (IZA).
Armstrong, E. (2005). Integrity, transparency and accountability in public administration: Recent trends, regional and international developments and emerging issues. United Nations, Department of Economic and Social Affairs, 1-10.
Dreher, A., Gaston, N., & Martens, P. (2008). Measuring globalisation. Gauging its Consequences Springer, New York.
Dreher, A. (2006). Does globalization affect growth? Evidence from a new index of globalization. Applied Economics, 38(10), 1091–1110.
Figini, P., & Santarelli, E. (2006). Openness, Economic Reforms, and Poverty. The Journal of Developing Areas, 39, 129–151.
Goldberg, P. K., & Pavcnik, N. (2007). Distributional effects of globalization in developing countries. Journal of Economic Literature, 45, 39–82.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. L. (2009). Multivariate Data Analysis 7thed. Prentice Hall.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2017). Multivariate Data Analysis 7thed. Pearson.
Kaiser, H. F. (1974). An index of factorial simplicity. Psychometrica, 39, 31–36.
Lockwood, B., & Redoano, M. (2005). The CSGR globalisation index: An introductory guide. Centre for the Study of Globalisation and Regionalisation Working Paper, 155(04), 185-205.
Nguyễn Đình Thọ (2014). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài Chính.
Samimi, P., Lim, G. C., & Buang, A. A. (2011). Globalization Measurement: Notes on Common Globalization Indexes. Journal of Knowledge Management, Economics and Information Technology, 1(7), 538–558.
Saner, R. (2001). Globalization and its impact on leadership qualification in public administration. International Review of Administrative Sciences, 67(4), 649–661.
Streeten, P. (2001). Integration, interdependence, and globalization. Finance & Development, 38(2), 34-34.
Vujakovic, P. (2009). How to measure globalisation? A new globalisation index (NGI) (No. 343). WIFO Working Papers.