Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Thị Bảo Yến1, Lê Thị Giang2
1 Công ty TNHH Hóa chất Thành Long
2 Trường Đại học Tài chính - Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu, cũng như khám phá các nhân tố mà khách hàng quan tâm có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet. Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua kỹ thuật hồi quy đa tham số với số liệu được lấy từ 578 phiếu khảo sát được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và gửi trực tuyến đến khách hàng phỏng vấn thông qua công cụ Servey Monkey. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua internet khu vực TPHCM gồm (1) Rủi ro tài chính và thời gian (RR); (2) Đa dạng về lựa chọn sản phẩm thức ăn nhanh (DD); (3) Cảm nhận giá cả sản phẩm (CNGC); (4) Chất lượng sản phẩm (CLSP); (5) Chiêu thị (CT); (6) Tính đáp ứng của trang web (TDU), (7) Sự thuận tiện (STT). Từ kết quả này, nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp chuyên doanh thức ăn nhanh thu hút được người tiêu dùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Aysha. K. B., & Munazza. S. (2012). Review of Trends in Fast Food Consumption. European Journal of Economics. Finance and Administrative Sciences, (48).
Akbay C., & Jones E. (2005). Food consumption behavior of socioeconomic groups for private labels and national brands. Food Qual. Prefer, 16, 621-631.
Bender. A. E., & Bender. D, A. (1995). Food and the environment. Environmental Management and Health, 6 (3), 4-6.
Bennett D.B. (1988). Dictionary of Marketing Terms. American Marketing Association.
Deepak. A. (2016). Decision Making Behavior of youth towards organised fastfood outlets: An empirical analysis. IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM), 45-53.
Davies, G.F., & Smith, J.L. (2004). Fast food: dietary perspectives. Nutrition & Food Science, 34 (2), 80-82.
Elif. A. E., & Handan. O. Akbay. (2014). Factors influencing young consumers preferences of domestic and International fastfood brands. Public Health Nutrition, 7, 1089-1096.
Ha, N. K. G. (2018). Decision to choose fast food restaurants of the young people in Ho Chi Minh city, Vietnam. Herald NAMSCA, 4, 471-485.
Haubl, G., & Trifts, V. (2000). Consumer Decision Making in Online Shopping Environments: The Effects of Interactive Decision Aids. Marketing Science, 19, 4-21.


Hossain, T., & Huda, MD. (2009). Consumer attitude towards restaurants in Dhaka City: AN empirical study. ASA University review, 3(2).
Islam. N., & Ullah. G. M. (2010). Factors affecting consumers’ preferences on fast food items in Bangladesh. Journal of Applied Business Research, 26(4), 131-146.
Engel, J. F., Blackwell, R. D., & Miniard, P. W. (1993). Consumer Behavior (7th ed.). New York: The Dryden Press.
Kotler, P. and Armstrong, G. (2001). Principles of Marketing (9th ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall, 245–261.
Kita, P. and Hasan, J. (2010). The main factors on slovakian consumer’s behavior regarding fast food nutrition. Management & Marketing, 5(1), 135-142.
Lê Thị Hồng Nghĩa và Nguyễn Tố Như (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm Sâm Ngọc Linh của người tiêu dùng tại thị trường Kon Tum. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 57, 42-51.
Merriam-Webster (1952). Colegiate Dictionary, Best Handy-Size, G & C Merriam Print.
Monsuwe and Benedict G.C. Dellaert (2004). What drives consumers to shop online? A literature Review. International Journal of Service Industry Management, 15(1), 102-121.
Nguyễn Hữu Huân và Mai Thị Hồng Nhung (2019). Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thức ăn nhanh qua Internet của người tiêu dùng tại TP Đà Nẵng. Tạp chí Tài chính, kỳ 2.
Nguyễn Minh Huệ (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người dân thành phố Thái Nguyên. Tạp chí Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, 02, 43-48.
Nguyễn Thị Hồng Nguyệt (2020). Ảnh hưởng của trải nghiệm thương hiệu đến chất lượng mối quan hệ và lòng trung thành khách hàng. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 55, 26-36.
Pattaraporn, J. and Chitraporn, Y. (2011). Consumer attitudes toward Quick Service Restaurants in Thailand: The study of influencing factors affecting purchase making decision. MIMA – International Marketing.
Sharma, B. K. (2005). Perception of consumers towards Fast food – A descriptive view of Bhopal region. Conference: National Seminar on Emerging Dimensions in Management and Information Technology in BVM College of Management Education, Gwalior.
Tổng cục Thống kê (2019). Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, 35.