Cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP

Phạm Thủy Tu1
1 Trường Đại học Tài chính – Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây được gọi là Hiệp định CPTPP - Comprehensive And Progressive Agreement For Trans - Pacific Partnership Preamble) mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN). Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp trên các số liệu được công bố từ Worldbank (bộ chỉ số indicators), báo cáo tài chính công bố của Ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của các NHTMVN. Nghiên cứu tác động của hiệp định CPTPP ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống NHTMVN, bằng những lập luận, phân tích, nhận định và đánh giá, tác giả bài viết tập trung tổng kết những cơ hội và thách thức mà các NHTMVN sẽ gặp khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Thông qua đó, nghiên cứu đề xuất một số gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách và quản trị ngân hàng giúp các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng ổn định hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nhữ Trọng Bách, Đào Duy Thuần (2019), “Thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP”. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, (Số 1 - 2019), tr.29-34.
Lê Thanh Tâm và cộng sự (2018), “Giải pháp tối ưu hóa SWOT đối với ngành ngân hàng Việt Nam trong thực thi hiệp định CPTPP”. Tạp chí ngân hàng, (chuyên đề đặc biệt 2018).
Lê Mai Trang, Nguyễn Thùy Linh (2018), “CPTPP với kinh tế Việt Nam và cơ hội - thách thức đối với ngành tài chính ngân hàng”. Tạp chí ngân hàng (chuyên đề đặc biệt 2018).
Lê Phương Ninh, Vũ Thị Thu Hà (2013), “Những thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng khi tham gia TPP”. Tạp chí tài chính.
Lương Xuân Quỳnh (2014), “Việt Nam và Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Tạp chí phát triển và hội nhập (số 14 - Tháng 01 - 02/2014).
Lương Hoàng Thái (2018), “Tổng quan về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”. Tài liệu về hội thảo CPTPP tại VCCI Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF”. http:// sbv.gov.vn.
Tổng cục Thống kê: http://gso.gov.vn/.
FSB, IMF, BIS (2011), “Macroprudential Policy Tools and Frameworks”. Progress Report to G20. IMF (2006), “Financial Soundness Incators - Compilation Guide”.
Kaus Schwab (2018), “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017- 2018 (The Global Competitiveness Report 2017-2018)”. Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF).
Worldbank (2015), “Bộ chỉ số Indicator”. http//data.worldbank.org/indicator?tab=all.