Nguồn vốn ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam

Nguyễn Thành Đạt1
1 Trường Đại học Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 19 ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam với thời gian từ năm 2009 đến năm 2018. Bài viết sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu bảng thông qua kiểm định Hausman để đánh giá ảnh hưởng của vốn ngân hàng và một số biến kiểm soát đến lợi nhuận và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và cùng chiều với rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng ngân hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, GDP và lạm phát. Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra một số giải pháp để góp phần hạn chế ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCPVN).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Tuyết Nga. (2016). Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ I, 12/2016.
Lê Tuấn Phong & Trương Đông Lộc. (2016). Mối quan hệ giữa nợ xấu và tăng trưởng tín dụng: Trường hợp các chi nhánh ngân hàng thương mại ở tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Ngân hàng, 19, 31- 35.
Nguyễn Thị Hồng Vinh & Lê Phan Thị Diệu Thảo. (2016). Tác động của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 27(3), 25 – 44.
Berger, A. N., & Bouwman, C. H. S. (2013). How does capital affect bank performance during financial crises? Journal of Financial Economics;
Edwards, Seanicaa, Albert J. Allen, & Saleem Shaik. (2006). Market Structure Conduct Performance (SCP) Hypothesis Revisited using Stochastic Frontier Efficiency Analysis’. Paper presented American Agricultural Economics Association Annual Meeting, Long Beach, California, July, 23 - 26.
Jacques, K. T., & Nigro, P. (1997). Risk-Based Capital, Portfolio Risk and Bank Capital: A Simultaneous Equations Approach. Journal of Economics and Business, 49, 533-547.
Keeton, William R., & Charles S. Morris. (1987). Why do banks’ loan losses differ? Economic Review-Federal Reserve Bank of Kansas City, 72, 5: 3.
Molyneux, Phil, & William Forbes. (1995). Market structure and performance in European banking. Applied Economics, 27.2: 155 - 159.
Shrieves, R. E., & Dahl, D. (1992). The Relationship between Risk and Capital in Commercial Banks. Journal of Banking and Finance, 16, 439-457.
Waemustafa, Waeibrorheem, & Suriani Sukri. (2015). Bank specific and macroeconomics dynamic determinants of credit risk in Islamic banks and conventional banks. International Journal of Economics and Financial Issues, 5.2.